Hướng dẫn du lịch

THÔNG TIN CẦN THIẾT KHI ĐI DU LỊCH TẠI LÀO & THÁI LAN

Posted on 29.10.2009. Filed under: Hướng dẫn du lịch | Thẻ: |

1. Thời gian của chuyến đi Nên đi ít nhất là 5 ngày, vừa đủ để bạn có thể tới những điểm đến nổi tiếng nhất ở Lào như Cánh đồng Chum ở Xiêng Khoảng, cố đô LuangPrabang, thị trấn Vang Viêng và thủ đô Vientiane. Nếu có nhiều thời gian hơn, bạn có thể tới Nam Lào hay Thượng Lào, để khám phá thêm nhiều nét kỳ thú ở quốc gia này. Người Việt Nam đến Lào không cần visa nên bạn chỉ cần có hộ chiếu là có thể xách balô lên đường. Nếu chưa có Passport, bạn có thể dùng CMT và đơn để xin cấp Giấy thông hành qua các cty lữ hành tại Nghệ An

2. Tiền tệ:

Người Lào khá hiền lành và dễ tính, ở các địa điểm du lịch, họ chấp nhận sử dụng nhiều loại tiền khác nhau như tiền Kíp (Lào), Baht (Thái), USD (Mỹ) và thậm chí ở những nơi có nhiều người Việt sinh sống, bạn còn dễ dàng tiêu tiền VND và nói tiếng Việt như ở quê nhà! Ở Hà Nội, có thể đổi tiền kip ở Ngân hàng Lào (BCE) hay ngân hàng liên doanh Lào – Việt hoặc lên phố Hà Trung. Một cách đơn giản hơn, bạn có thể mang theo USD hay VND và đổi tiền tại các cửa khẩu xuất nhập cảnh, chênh lệch tỷ giá không đáng kể. Nếu ở Tp.Vinh, bạn có thể đổi tiền dễ dàng ở hiệu vàng Kim Thành Huy (chợ Vinh)

3. Khách sạn, nhà nghỉ:

Dịch vụ du lịch ở Lào khá phát triển, nên các nhà nghỉ bình dân giá từ 8 – 12USD/người rất sẵn. Dân Lào sẵn lòng chỉ đường cho các bạn tìm đến những khu phố du lịch, thường là nơi có phong cảnh đẹp và các dịch vụ ăn uống phát triển kèm theo. Đồ ăn ở Lào cũng rất phong phú, rất dễ thưởng thức và khá gần gũi với ẩm thực của người Việt. Đừng quên thưởng thức những món nướng hấp dẫn (như gà nướng, cá sông Mê Kong nướng,.. ăn kèm với Xôi Lào và món Xổm Tằm), uống bia Lào tươi mát và ăn các loại hoa quả tươi ngon như xoài, quýt, chôm chôm, măng cụt…

4. Phương tiện:

Phương tiện di chuyển phổ biến ở Lào là xe tuk tuk (giống xe lôi/xe lam của Việt Nam ) và xe pickup (một dạng xe tải nhỏ). Bạn phải chuẩn bị mũ nón, khẩu trang, kính râm, áo chống nắng (cho mùa hè) và cả găng tay để tự bảo vệ mình. Bạn nên đi giày mềm vì sẽ phải đi bộ khá nhiều giữa các điểm tham quan gần nhau, không nên đi xăngđan hay dép vì sẽ bị bắt nắng vào mùa hè và lạnh giá trong mùa đông.

5. Điểm đến:

LuangPrabang: Trong các điểm đến thì LuangPrabang là một nơi xứng đáng để dừng chân và tiêu tốn nhiều thời gian cũng như tiền bạc nhất. Tại đây, bạn có thể tới thăm một hệ thống chùa chiền nguy nga tráng lệ của cố đô như chùa Wat Xieng Thong, Wat Visunarath, Wat Mai, Wat Aham, Wat Sene… và cả Chùa Phật tích của người Việt bên bờ Mekong… Các ngôi chùa đều nằm khá gần nhau, mở cửa từ 8-17g . Nếu vào bên trong chùa để tham quan và cầu phúc du khách sẽ phải trả lệ phí. Ngoài ra, bạn đừng quên lên đỉnh Wat Tham Phousi vào buổi chiều để ngắm hoàng hôn trên sông Mêkông và toàn cảnh LuangPrabang khi chiều hôm. Các điểm đến khác được khách du lịch ưa thích như Bảo tàng cung điện hoàng gia, thác Tat Khuangsi, động Pak Ou, bản Phanom, bản Xiêng men nằm bên kia sông. Chợ đêm ở Lào họp từ 17g – 22g thì tan. Người Lào dọn chợ khá sớm, chợ đêm bán nhiều đồ lưu niệm và nhiều món ăn truyền thống của Lào, cực kỳ sôi động và thú vị. –

Xiêng Khoảng: là nơi có di sản văn hóa Cánh đồng Chum nổi tiếng thế giới. Nếu không có nhiều thời gian bạn có thể ghé qua Bản Ang 2 tiếng để tham quan, còn Lắt Sén và Bản Sua có thể để dành cho một dịp khác. Từ Xiêng Khoảng hàng ngày có một chuyến xe bus đi LuangPrabang vào 8g30 sáng.

*Lộ trình thuận tiện nhất để đi Xiêng Khoảng, Luang Prabang là đi qua cửa khẩu Nậm Cắn – huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), đường quốc lộ số 7. – Vientiane: Đến Vientiane bạn có thể thuê xe đạp với giá 1USD/1g hoặc dùng xe tuk tuk để tham quan các điểm du lịch như: Pha That Luang, Wat Simuang (chùa Mẹ – nơi các nhà sư thường làm lễ buộc chỉ cổ tay cầu phúc cho dân), chùa Sisaket (bảo tàng của hàng ngàn bức tượng Phật lớn nhỏ và bằng nhiều chất liệu), vườn Phật, tượng đài chiến thắng Patuxay, Black Stupa và ghé chợ Sáng (morning market) để mua sắm.

-Từ Hà Nội có thể mua vé xe sang Lào đi Vientiane tại số 3A Nguyễn Gia Thiều, xuất cảnh ở cửa khẩu Cầu Treo. Bạn nên đi vào Vinh và mua vé xe bus đi Xiêng Khoảng qua cửa khẩu Nậm Cắn vào các ngày thứ ba, thứ năm, thứ sáu, Chủ nhật với giá khoảng 200.000đồng, lập lịch trình theo cung Cánh đồng Chum – LuangPrabang – Vang Viêng – Vientiane để có thể mang thật nhiều quà, đồ thủ công truyền thống, mỹ nghệ hay thổ cẩm với giá rất rẻ từ thủ đô Vientiane về Việt Nam. Một số du khách còn kết hợp đi du lịch Thái Lan và Campuchia hay Mianma từ Lào. Bạn nên mua vé ôtô sớm để có chỗ ngồi tốt cho cả chặng đường dài, nhất là khi bạn có thể bị say xe.

*CÁC THỦ TỤC CẦN LÀM KHI ĐI DU LỊCH SANG LÀO & THÁI LAN:

Để ra nước ngoài, giấy tờ cần thiết du khách phải mang theo là: Hộ chiếu hoặc giấy thông hành. (Hộ chiếu có thể sử dụng khi đến bất kỳ nước nào trên thế giới và có giá trị đi lại trên một quốc gia lâu hơn khi sử dụng giấy thông hành). – Du khách khi sang nước Lào chỉ cần sử dụng giấy thông hành được cấp tại quốc gia sở tại.

I. CÁC THỦ TỤC CẦN THIẾT KHI SANG LÀO, THÁI LAN. 1

. Đối với người.

1.1. Trình tự các thủ tục làm giấy thông hành và hộ chiếu.

* Thủ tục tại cơ quan XNC:

+ Mua tờ khai lý lịch trích ngang: 1.000VND

+ Chụp 4 ảnh cỡ 4×6 (Phông ảnh phía sau nền trắng) (ảnh mới chụp không quá 6 tháng), CMTND, sổ hộ khẩu gốc của gia đình (nếu cá nhân tự đi làm)

+ Kê khai các thông tin cá nhân có xác nhận của chính quyền địa phương (nơi cá nhân cư trú), hoặc xác nhận của cơ quan (nơi cá nhân làm việc)

+ Đóng dấu giáp lai của chính quyền địa phương hoặc của cơ quan nơi làm việc vào ảnh dán trên tờ khai lý lịch.

+ Đối với giấy thông hành: Nộp tờ khai lại cho cơ quan XNC và lệ phí 50.000VND. Sau 7 – 10 ngày nhận được giấy thông hành.

+ Đối với hộ chiếu nộp cho cơ quan XNC giấy tờ kê khai và lệ phí 200.000đ (làm tại địa phương hoặc trực tiếp tại Cục XNC ở Hà Nội). Sau 10 – 20 ngày nhận được hộ chiếu.

* Giấy thông hành có giá trị đi lại trên nước Lào có thời gian 1 tuần (7 ngày).

* Hộ chiếu có giá trị đi lại trên các quốc gia trong thời gian 30 ngày hoặc thay đổi tuỳ theo quy định của từng quốc gia.

1.2. Trình tự khi đến Cửa khẩu giữa hai nước.

a. Đi từ Việt Nam sang Lào và Thái Lan:

* Tại Cửa khẩu của Việt Nam.

– Làm thủ tục đóng dấu và nộp lệ phí:

+ Đối với khách nước ngoài: 1USD

+ Đối với khách Việt Nam: 10.000VND *

Tại Cửa khẩu của Lào:

– Làm thủ tục đóng dấu và nộp lệ phí: 30.000VND – 50.000VND (Tuỳ theo từng thời gian, thứ 7 và CN thì số tiền cao hơn và giữa các Cửa khẩu khác nhau thì mức thu cũng khác nhau).

* Tại Cửa khẩu Thái Lan:

– Lấy mẫu tờ khai điền đầy đủ các thông tin cần thiết theo yêu cầu và nộp lệ phí 5.000VND – 10.000VND (Mức tiền thay đổi theo thời gian vào thứ 7, CN và ngoài giờ hành chính mức phí cao hơn).

b. Đi từ Lào sang Thái Lan:

– Chỉ cần mẫu tờ khai ở Cửa khẩu Lào và Thái, không phải mất các khoản lệ phí nào.

* Đối với khách du lịch khi qua Lào và Thái Lan phải đóng một khoản phí du lịch cho Tổng cục Du lịch của Lào, Thái với mức giá: 2 USD/người.

2. Đối với phương tiện vận chuyển.

2.1. Trình tự các thủ tục trong nước.

* Thủ tục tại Sở Giao thông của địa phương: – Mua tờ khai về chủng loại của xe (Loại xe, số chỗ ngồi…). – Có xác nhận của cơ quan, hay xác nhận của chính quyền địa phương. – Nạp lệ phí 100.000VND. 2.2. Trình tự khi đến Cửa khẩu hai nước.

* Tại Cửa khẩu của Việt Nam – Làm thủ tục khai báo về xe đưa đến phòng đóng dấu ở Cửa khẩu. – Cán bộ Cửa khẩu kiểm tra xe. – Nạp lệ phí: 5.000VND – 10.000VND. – Thường không kiểm tra hành lý của khách mang theo.

* Tại Cửa khẩu của Lào. – Làm các thủ tục tờ khai về xe. – Nạp tiền lệ phí một số khoản như sau: + Tiền giao thông + Tiền kiểm dịch. + Tiền đập đất. + Tiền Bảo hiểm cho xe. + Tiền lệ phí xe. + Tờ D7. – Tổng chi phí khoảng: 600.000VND – 700.000VND tuỳ theo loại xe và thời gian đi (Thứ 7, Chủ nhật và ngoài giờ hành chính mức phí cao hơn).

* Tại Cửa khẩu Thái Lan: – Phương tiện vận chuyển khách của Việt Nam không được qua Cửa khẩu Thái Lan, xe được giữ bên Việt Nam và thuê xe ô tô Thái Lan để vận chuyển hành khách. – Mức giá thuê xe: + Đối với xe 12 chỗ ngồi: Khoảng 100USD/ngày. + Đối với xe 40-45 chỗ ngồi: Khoảng 200 – 250USD/ngày. + Lệ phí cầu đường tại Thái Lan không mất.

II. MỘT SỐ LƯU Ý CHO KHÁCH DU LỊCH KHI ĐI THÁI LAN, LÀO.

* Khi du khách xuất hay nhập cảnh vào một quốc gia cần lưu ý những quy định kèm theo về việc mua bán các hàng hoá và đồ dùng cá nhân mang theo, thông thường quy định: – Hạn chế số lượng thuốc lá (thường được phép mang vào dưới 200 điếu thuốc lá). – Hạn chế lượng rượu: Dưới 1.5l. – Số lượng nước hoa… – Nghiêm cấm mang các sách, tranh ảnh, băng đĩa có nội dung không lành mạnh. – Các loại hàng quốc cấm (ma tuý, thuốc phiện). – Khi khách du lịch về nước Việt Nam thường được kiểm tra nghiêm ngặt các hành lý mang theo và tuỳ vào giá trị của từng mặt hàng có thể phải nộp thuế theo luật định, còn đối với những mặt hàng cấm nhập khẩu thì sẽ bị thu giữ (Đối với nước Việt Nam giá trị của hàng hoá mua trên 300USD thường bị đánh thuế). – Từ Thái Lan về Lào các mặt hàng điện tử, máy vi tính xách tay thường được kiểm tra nghiêm ngặt và đánh thuế nặng.

* Chi phí thuyền phà tại Lào và Thái Lan tương đối rẻ: Khoảng 50.000VND cho một chuyến.

* Đối với khách đi du lịch công ty du lịch tại quốc gia sở tại mua bảo hiểm du lịch cho du khách tuỳ theo các mức khác nhau thì mức đền bù tương ứng: – Mua mức 1.500đ/người/ngày – Đền bù: 10.000.000VND – Mua mức 2.000đ/người/ngày – Đền bù : 15.000.000VND – Mua mức 3.000đ/người/ngày – Đền bù: 20.000.000VND…… – Mua bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm đóng tại quốc gia đó (Thường là bắt buộc đối với khách đi du lịch).

*Lưu ý: Chi phí các thủ tục sang Lào và Thái Lan qua các Cửa khẩu khác nhau và thay đổi theo thời gian trong ngày (Thứ 7, CN và ngoài giờ hành chính thường cao hơn so với mức hàng ngày)

Read Full Post | Make a Comment ( None so far )

LỊCH THI ĐẤU MÔN BÓNG ĐÁ NAM – SEAGAMES 25

Posted on 29.10.2009. Filed under: Hướng dẫn du lịch | Thẻ:, |

(Bảng  A: A1, A2, A3, A4, A5  /  Bảng B: B1, B2, B3, B4)

Ngày Số TT Trận Thời gian Bảng Sân Vận động
02/12/09 1 A1 vs. A2 15.00 – 17.00 A Main Stadium
2 A3 vs. A4 17.45 – 19.45 A Main Stadium
03/12/09 Nghỉ thi đấu
04/12/09 3 A2 vs. A4 15.00 – 17.00 A Main Stadium
4 A1 vs. A5 17.45 – 19.45 A Main Stadium
05/12/09 5 B1 vs. B2 15.00 – 17.00 B Chao–Anu–Wong
6 B3 vs. B4 17.45 – 19.45 B
06/12/09 7 A4 vs. A5 15.00 – 17.00 A Main Stadium
8 A2 vs. A3 17.45 – 19.45 A Main Stadium
07/12/09 9 B2 vs. B4 15.00 – 17.00 B Chao–Anu–Wong
10 B1 vs. B5 17.45 – 19.45 B
08/12/09 11 A5 vs. A3 15.00 – 17.00 A Chao–Anu–Wong
12 A4 vs. A1 17.45 – 19.45 A
09/12/09 Lễ khai mạc SEAGAMES
10/12/09 13 B4 vs. B1 15.00 – 17.00 B Main Stadium
14 B2 vs. B3 17.45 – 19.45 B Main Stadium
11/12/09 15 A3 vs. A1 15.00 – 17.00 A Chao–Anu–Wong
16 A5 vs. A2 15.00 – 17.00 A Main Stadium
12/12/09 Nghỉ thi đấu
13/12/09 Nghỉ thi đấu
14/12/09 17 Nhất bảng A

 

& Nhì bảng B

15.00 – 17.00 SF1 Chao–Anu–Wong
18 Nhất bảng B

 

& Nhì bảng A

18.00 – 20.00 SF2
15/12/09 Nghỉ thi đấu
16/12/09 Nghỉ thi đấu
17/12/09 19 Tranh giải 3 15.00 – 17.00 3rd Place Chao–Anu–Wong
20 Tranh

 

giải nhất

17.00 – 19.00 Chung kết Main Stadium
Lễ trao giải 19.10 – 19.20 Main Stadium
Read Full Post | Make a Comment ( None so far )

Các cửa khẩu quốc tế Việt – Lào

Posted on 29.10.2009. Filed under: Hướng dẫn du lịch | Thẻ: |

Cửa khẩu quốc tế đường bộ

Tên cửa khẩu phía Việt Nam Tên cửa khẩu phía nước ngoài Tỉnh Quốc gia Khu kinh tế
Tây Trang Sop Hun Điện Biên Việt Nam – Lào Không
Na Mèo Nậm Xôi Thanh Hoá Việt Nam – Lào
Nậm Cắn Nậm Khan Nghệ An Việt Nam – Lào Không
Cầu Treo Nam Phao Hà Tĩnh Việt Nam – Lào Không
Cha Lo Na Phao Quảng Bình Việt Nam – Lào Không
Lao Bảo Daen Savanh Quảng Trị Việt Nam – Lào
Pờ Y Phou Keua Kon Tum Việt Nam – Lào

Cửa khẩu Lao Bảo – đường 9

Lao Bảo là thị trấn nhỏ thuộc huyện biên giới Hướng Hóa, phía Tây của tỉnh Quảng Trị.

Từ thị xã Đông Hà theo đường Quốc Lộ 9A đi về hướng Nam Lào khoảng hơn 80 km sẽ đến Lao Bảo. Đây là một thị trấn tương đối sầm uất nhờ mậu dịch biên giới. Đây là một điểm quan trọng trên Hành lang kinh tế Đông – Tây. Lao Bảo có dân số trên 30.000 người. Thu nhập bình quân đầu người là 2 đến 3 triệu đồng/tháng[cần dẫn nguồn], khá cao so với bình quân thu nhập của người dân trong khu vực khác của tỉnh Quảng Trị.

Lao Bảo tọa lạc vị trí sát biên giới Việt Nam – Lào gần 2 km. Bên kia biên giới là tỉnh Savannakhet. Ngày 11 tháng 1 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành quyết định về Quy chế Khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo. Sau đó, ngày 12 tháng 1 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg về Quy chế Khu Kinh tế – Thương mại đặc biệt Lao Bảo.

Địa hình tự nhiên của Lao Bảo có sông Xê Pôn ngăn cách biên giới giữa hai nước Lào- Việt.

Khu kinh tế-thương mại đặc biệt Lao Bảo là một trong những khu kinh tế cửa khẩu quan trọng nhất của Việt Nam, nằm tại khu vực cửa khẩu Lao Bảo. Cửa khẩu Lao Bảo là một cửa khẩu của Việt Nam trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào, thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Đối diện với cửa khẩu quốc tế Lao Bảo ở bên kia đường biên giới là cửa khẩu Den Savanh của Lào. Cửa khẩu Lao Bảo nằm trên quốc lộ 9 từ Đông Hà sang Lào, cách thị xã Đông Hà khoảng 80 km, và ngay cạnh sông Sepon. Đối diện với Khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo qua đường biên giới là Khu thương mại biên giới Den Savanh của Lào. Hai khu này là một nút quan trọng trên Hành lang kinh tế Đông – Tây.

Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra quyết định ban hành quy chế khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo, gọi tắt là khu thương mại Lao Bảo.[1] Theo đó, khu vực được đề cập bao trùm thị trấn Lao Bảo, thị trấn Khe Sanh và các xã Tân Thành, Tân Long, Tân Lập, Tân Liên, Tân Hợp thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Các doanh nghiệp tham gia vào khu vực này được hưởng một số ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang áp dụng lúc đó và ưu đãi theo chính sách phát triển kinh tế miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người theo quy định hiện hành lúc đó.

Năm 1999, Thủ tướng đã phê duyệt định hướng quy hoạch chung xây dựng khu thương mại Lao Bảo đến năm 2020 có quy định về các khu thương mại và khu công nghiệp tại đây.

Năm 2002, Thủ tướng lại có quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế khu thương mại Lao Bảo để phù hợp với Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi và sự thay đổi các luật thuế.

Ngày 12 tháng 1 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg về Quy chế Khu Kinh tế – Thương mại đặc biệt Lao Bảo.

Đầu năm 2008, Thủ tướng lại phê duyệt quy hoạch chung các khu kinh tế cửa khẩu tại Việt Nam đến năm 2020, theo đó, Khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo là một trong 9 khu kinh tế cửa khẩu được quan tâm xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, quy chế, biện pháp và chính sách.

Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y

Website chính thức của cửa khẩu quốc tế Bờ Y : http://www.byzvietnam.com/

Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y là một khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam, có các khu chức năng, có môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi nhất theo các quy định hiện hành bao gồm hạ tầng kinh tế – xã hội và chính sách, cơ chế quản lý thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, phù hợp với cơ chế thị trường.

Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y có vị trí rất thuận lợi trong sự giao lưu phát triển với các vùng trọng điểm trong nước, các nước trong khu vực và quốc tế. Nó nằm trên ngã ba biên giới trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia.

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y có diện tích 70.438 ha, bao gồm các xã Sa Loong, Bờ Y, Đắk Sú, Đắk Nông, Đắk Dục và thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Phía Bắc, khu này giáp huyện Đắk Glei, phía Nam giáp huyện Sa Thầy, phía Đông giáp huyện Đắk Tô và xã Đắk Ang (huyện Ngọc Hồi), phía Tây giáp Lào và Campuchia (có chung đường biên giới với Lào 30 km, Campuchia 25 km).

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y được thành lập nhằm:

• Xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y trở thành Vùng động lực, trung tâm liên kết trên hành lang kinh tế Đông – Tây trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia.

• Xây dựng Khu trung tâm, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y trở thành đô thị biên giới, khai thác có hiệu quả các điều kiện về vị trí địa lý, chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội trong quá trình giao lưu kinh tế quốc tế để thúc đẩy phát triển kinh tế, phát huy tác dụng lan toả của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y đối với tam giác phát triển ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia trong quá trình hội nhập.

• Thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn, biên giới và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, văn hoá, xã hội, dân tộc, trật tự an ninh quốc phòng trên cơ sở tạo được nhiều việc làm, thúc đẩy đào tạo, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực.

• Tạo điều kiện bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm đoàn kết dân tộc, tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các quốc gia trong khu vực.

Chính phủ Việt Nam khuyến khích và bảo hộ các tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư kinh doanh tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y trong các lĩnh vực: xuất nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, vận chuyển hàng hoá quá cảnh phù hợp với Hiệp định vận tải quá cảnh hàng hoá, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, hội chợ triển lãm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất nhập khẩu, các chi nhánh đại diện, các công ty trong và ngoài nước, chợ cửa khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng, du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng,… .

Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y là cơ quan chức năng trực thuộc Thủ tướng Chính phủ.

Các phân khu chức năng:

• Các công trình công cộng, gồm trụ sở cơ quan, công trình y tế, công trình giáo dục, công trình văn hoá, công trình thể dục thể thao, công trình thương mại – dịch vụ, hệ thống chợ, công trình phục vụ du lịch …

• Các khu dân cư đô thị: mỗi khu dân cư đô thị có quy mô khoảng 2.000 – 5.000 dân, diện tích khoảng 30-50 ha, bao gồm các khu dân cư đô thị mật độ cao, các khu dân cư đô thị mật độ thấp, khu ở dành riêng cho người nước ngoài.

• Các khu dân cư nông thôn, bao gồm xã Đắk Dục, xã Đắk Nông, xã Đắk Sú, xã Bờ Y, xã Sa Loong, xã Đắk Kan.

• Mạng lưới công viên cây xanh, quảng trường

• Các khu khác: Làng văn hoá ASEAN (230 ha), làng văn hoá văn hoá các dân tộc Tây Nguyên (127 ha), khu bảo tồn di tích chiến thắng Plei Kần (366 ha)

• Khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (khoảng 2800 ha)

• Khu nghiên cứu khoa học và công nghệ (khoảng 750 ha)

• Khu Hành chính

• Khu Thương mại Quốc tế

• Khu vực sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp

• Các khu du lịch sinh thái, khu vui chơi

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Website chính thức của cửa khẩu quốc tế Cầu treo: http://cautreo.gov.vn/

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là một trong những khu kinh tế cửa khẩu được Chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển[1]. Khu kinh tế này gắn với cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (sang tỉnh Bolikhamxai, Lào), thuộc địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Vào đầu quý 4, năm 2008, Bộ Xây dựng đã thẩm định nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thành trọng điểm của khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam.

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có 4 đơn vị hành chính, bao gồm: 3 xã: Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Tây và thị trấn Tây Sơn, với tổng diện tích đất tự nhiên trên 56 nghìn ha, dân số trên 2,1 vạn người.

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo được thành lập nhằm mục đích nhằm đẩy mạnh thông thương giữa Việt Nam với Lào, thúc đẩy kinh tế phía Tây Hà Tĩnh và toàn tỉnh Hà Tĩnh phát triển. Nằm trên Quốc lộ 8 qua biên giới Việt- Lào, Cửa khẩu Cầu Treo có một vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của Hà Tĩnh và các tỉnh Bắc Trung Bộ. Đây cũng là cửa ngõ ngắn nhất để nước bạn Lào và các nước trong tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng hướng ra biển Đông qua cụm cảng nước sâu Vũng Áng- Sơn Dương.

Theo quy hoạch, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có diện tích 56.684,4 ha, chung đường biên giới với nước bạn Lào 40 km, có hệ sinh thái rừng tự nhiên chiếm đến gần 80% diện tích; trong đó, có 20 nghìn ha rừng nguyên sinh, mỏ thiếc Kim Sơn trữ lượng 70 nghìn tấn, mỏ nước khoáng Sơn Kim…

Khu kinh tế được xác định là loại hình khu phi thuế quan, với định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực: Thương mại, du lịch, dịch vụ và công nghiệp chế biến, gia công lắp ráp hàng dân dụng.

Định hướng phát triển các khu chức năng chủ yếu tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo được phân thành các khu chức năng sau đây:

• Khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

• Khu Thương mại Du lịch sinh thái

• Khu Đô thị

• Các Khu Thương mại – Công nghiệp

Read Full Post | Make a Comment ( None so far )

Liked it here?
Why not try sites on the blogroll...